Nhờ khả năng này, máy in mã vạch có thể gán thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời có thể có thêm một số tính năng như: cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.
Máy in mã vạch để bàn: thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, có tốc độ in thấp hơn so với máy in mã vạch công nghiệp, kích thước cuộn giấy in nhỏ, thông thường là 110mm(R) x 50m(d). Thích hợp dùng cho các cửa hàng bán lẻ, shop thời trang, điểm bán vé ….
Máy in mã vạch công nghiệp: có thiết kế lớn và cồng kềnh nhưng đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu in ấn nhãn mã vạch. Máy có khả năng in nhãn mã vạch với thông tin văn bản, mã vạch, và đồ họa chất lượng cao. Có khả năng in số lượng lớn trong ngày.
Máy in mã vạch
Công nghệ in của máy in mã vạch
– Công nghệ truyền nhiệt gián tiếp: Với công nghệ in này, tem nhãn ra đời với hình ảnh sắc nét, độ bền cao và chống xước tốt. Cách in này cũng giúp điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in.
– In nhiệt trực tiếp: Sử dụng nhiệt trực tiếp tác động lên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in. với cách in này, chúng ta không cần sử dụng mực in
Tùy vào từng hãng, từng model sản phẩm mà các thông số kỹ thuật cụ thể sẽ thể hiện cho chúng ta biết máy hoạt động nhanh chậm, độ bền hay thời gian hoạt động liên tục như thế nào.
Cấu tạo máy in tem nhãn
Độ phân giải đầu in: thể hiện mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét (dpi (dot per inch) có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch) Tối thiểu bạn phải có một máy in mã vạch có độ phân giải từ 203 – 300 dpi để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
Bộ nhớ: gồm 2 phần là RAM có chức năng nhận lệnh in từ máy tính và bộ nhớ FLASH có chức năng lưu các thông tin như quy cách con tem.
Chiều rộng nhãn in tối đa (MPW): thường thì các máy in có MPW = 102/ 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số máy in có MPW = 128/ 168/ 216 mm để ứng dụng cho các nhãn in có khổ giấy lớn.
Mực in (Ribbon): cần sử dụng cho công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp.
Tốc độ: tính theo đơn vị ips thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây.
Kết nối: Máy in mã vạch ngày nay được tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01).
– Giúp quản lý tốt các sản phẩm: số lượng, mẫu mã.
– Với nhãn dính mã vạch, thật dễ dàng để có được những nhãn hàng giúp bạn kiểm soát chất lượng và số hàng hóa chính xác.
– Khi hàng hóa được xếp theo mã vạch thì nó cho phép bạn xác định nhanh chóng có bao nhiêu hàng hóa trên kệ, có thể xác định được món nào được mua và món nào còn lại. Mỗi lần có một sản phẩm bán ra, nó sẽ được tự động trừ ra khỏi số hàng hóa hiện có.
Ứng dụng máy in tem nhãn mã vạch
© 2022 All Rights Reserved. Develop by VGASOFT Design